Wednesday , 22 March 2023

Sự khác nhau trong bàn tiệc/cỗ giữa miền nam, bắc

Sự khác nhau trong bàn tiệc/cỗ giữa miền nam, bắc.

Sau đây là những điều mình chứng kiến khi ăn tiệc/cỗ ở miền nam và miền bắc, cụ thể là ở phía bắc: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, phía nam: Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở đây mình chỉ nếu 2 cái chính là trên bàn ăn và văn nghệ góp vui.

1/ Bàn ăn hay còn gọi là bàn tiệc, miền bắc gọi là mâm cỗ, mâm cơm: sự khác nhau rõ ràng nhất đó là miền nam ngồi bàn tròn, tiêu chuẩn một bàn 10 người. Miền bắc: bàn hình chữ nhật, bàn tiêu chuẩn 6 người, ngồi 2 hàng đối diện nhau. Trăm nghe không bằng 1 thấy, mọi người xem ảnh mình đã chụp:

Miền nam

 

Miền bắc

Việc bố trí ngồi 6 người làm mình nhận thấy một ưu điểm hơn so với trong nam là: khách đến ăn tiệc ngồi vào bàn mau đủ 6 người – hơn là chờ đến đủ 10 người mới được ăn 😀 .

Khi đưa các món ăn lên bàn, miền nam đưa lần lượt từng món một lên, tức là đem món thứ nhất, ăn xong, rồi đem “tàn tích” xuống bếp, sau đó đem món thứ hai lên, …cứ thế cho đến món cuối cùng. Ở miền bắc thì tất cả dọn lên mâm một lượt, cách này thì việc dọn lên và xuống có vẻ gọn gàng hơn trong nam.

Các món ăn quen thuộc trong mâm cổ miền bắc

Hồi xưa, khi nghe chuyện tiệc cưới ở miền bắc có số mâm 80, 90 mâm.v.v. mình té xỉu luôn ó, con số quá lớn so với miền nam ( 10 đến 50 mâm). Cũng may là có cái nệm bên cạnh nên té xỉu không xi nhê gì hết. Người ta nói 80 90 nhầm nhò gì, 100 và 120 mâm cũng có là bình thường…xỉu lần 2, lần này biết có nệm nên xỉu có phần an tâm hơn, lỗi té ra là do chuyện 6 người với 10 người.

Trên mâm cỗ miền bắc đồ uống chủ yếu là rượu, thường chiếc ra một cái ca dung tích tầm 1 lít, sẽ rót vào 6 chén (ly nhỏ) cho 6 người. Miền nam thì đồ uống trên bàn tiệc lớn nhỏ gì thì cũng thường là bia ( một số nơi nông thôn và đối tượng 40 tuổi trở lên thì rượu nhiều hơn), các loại bia phổ biến trong nam như: Sài Gòn xanh, Tiger, Heineken ( gọi tắt là Ken). Có lần trên bàn nhậu ở nông thôn của Thái Nguyên, mình nghe mọi người nói bia Ken nếu giờ đi mua sợ không có, ít có chỗ bán, cần đặt trước mới có thể có ( lúc đó là mùa tết đầu năm 2017). Nghe mà giật mình!

Chuyện miền bắc ít dùng bia hơn trong nam, mình nghĩ một phần do thời tiết: miền bắc có mùa đông ( lạnh, rét), trong nam không có mùa đông, mà bia thường uống có nước đá ( lạnh) và sẽ không phù hợp uống trong mùa đông như ở miền bắc.

Miền nam khi uống bia, cả bàn đồng thanh 1 2 3 dzô, 1 2 3 uống, 1 2 3 cạn, chuyện 1 người cụng với 1 người trên bàn bia thì chiếm tỷ lệ rất ít. Miền bắc thì đầu bữa tiệc mọi người cạn chén cùng nhau khoản 2 3 chén đầu, sau đó “kính” nhau 1-1. Đặc biệt, khi 1 kính 1 hoặc 1 kính những người trong mâm nào đó, thì ngay sau khi cạn chén, người chủ động kính sẽ chủ động đưa tay ra bắt tay những người vừa uống với họ. Mà có vẻ như việc này chỉ áp dụng với nam thôi nhé :).

Về món ăn thì trong nam, món đầu tiên dọn lên thường là súp, gỏi, món kế cuối là lẩu: lẩu chua, ngọt, chua ngọt, chua cay, lẩu thái, lẩu hải sản…Món cuối cùng gọi là la séc/sét hay còn gọi là món trắng miệng: thường là các loại trái cây; rau câu; chè thập cẩm; sâm “bổ lượng”.

2/ Về văn nghệ, ca hát:

Miền bắc hát lúc trước và sau khi ăn tiệc, có vẻ như không muốn nghe hát lúc đang ăn, sợ ồn quá, khó nói chuyện với nhau. Trong nam ca hát từ đầu tới cuối, và số lượng “ca sĩ” đăng ký lên trình diễn khá nhiều và sôi nổi.

Một Clip hát trong nam:

About Ý Tưởng Quang

Tôi là Ý Tưởng Quang, chuyên kinh doanh và tư vấn bất động sản Bình Dương với 9 năm trong nghề. Tôi chỉ giới thiệu cho người khác sản phẩm có pháp lý hoàn chỉnh.

Check Also

Minh Sang sau 4 tháng đầu tiên

Minh Sang sau 4 tháng đầu tiên www.tranminhsang.com

Leave a Reply

Your email address will not be published.